Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là hoạt động ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của một tổ chức. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đẩy mạnh quản trị nhân sự là điều cấp thiết không thể bỏ qua. Vậy quản trị nhân sự là gì? Cách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, ViCheckin sẽ chia sẻ với bạn đọc tất tần tật thông tin về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Theo dõi ngay!
I. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động liên quan đến nguồn lực về con người của doanh nghiệp. Cụ thể là thực hiện việc quản lý, điều phối và phát triển nguồn lực con người của một doanh nghiệp. Mục đích chính của quản trị nhân sự nhằm xây dựng môi trường làm việc tốt nhất và đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu của doanh nghiệp và phát triển của nhân viên. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực nhân sự của mình để hoàn thành những mục tiêu của mình.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng vào hoạt động quản trị nhân sự. Những công việc chính khi làm quản trị nhân sự không thể bỏ qua gồm:
- Phân tích công việc
- Thu hút và tìm kiếm nguồn nhân sự
- Phát triển nguồn nhân lực bằng việc đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Đẩy mạnh hiệu suất và chất lượng làm việc của nhân sự bằng việc xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần của nhân viên.
II. Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Ngày nay, hoạt động quản trị nhân sự đã và đang phát huy sức mạnh to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp có lâu dài hay không phụ thuộc lớn vào hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp đó. Vậy nên quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng trong việc:
- Quản lý chính sách nhân sự và đề ra các chính sách liên quan đến nguồn lực: Chấp hành và đảm bảo thực hiện các chính sách theo đúng quy định của nhà nước đầy đủ. Mọi quyền lợi của nhân sự phải được minh bạch, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề, thắc mắc của nhân sự: Các tình trạng như bỏ việc, vắng mặt hay các thắc mắc về quyền lợi,… đều cần được giải quyết ổn thỏa.
- Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp: Bao gồm dịch vụ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và phúc lợi cho nhân sự cũng như các phòng ban. Bên cạnh đó, bộ phận quản trị nhân sự còn thực hiện lưu trữ và bảo quản hồ sơ nhân sự.
- Giám sát, kiểm tra hoạt động của nhân viên: Những quyền lợi và trách nhiệm của nhân sự trong doanh nghiệp cần được kiểm tra và giám sát bởi bộ phận quản trị nhân sự. Đồng thời, theo dõi và đánh giá khả năng làm việc của nhân viên để đưa ra những chính sách khen thưởng, kỷ luật phù hợp.
III. Cách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả
Có thể thấy, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả? Mời bạn đọc theo dõi ngay các cách làm sau:
1. Hoạch định và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Hoạch định nguồn nhân lực là hoạt động giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu về nhân sự hiện tại và tương lai. Khi đó, doanh nghiệp chủ động xác định hướng đi và giải pháp thực hiện các mục tiêu đó. Đồng thời có cái nhìn tổng thể và chi tiết về những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt với nguồn nhân sự đang có.
Song với đó là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và nâng cao đồng nghĩa rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng theo. Muốn phát triển nguồn lực hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ về:
- Số lượng nhân viên cần phát triển
- Trình chuyên môn mong muốn
- Mục tiêu phát triển chuyên môn
- Tình hình thực tế của doanh nghiệp
- Nhu cầu và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp
2. Tuyển dụng và chọn lọc nhân sự phù hợp với doanh nghiệp
Dễ dàng ta thấy được các công tác tuyển dụng tại các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm của người lao động đang được coi là thị trường hết sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp đều mong muốn tìm được những nguồn nhân lực phù hợp và chất lượng nhất.
Khi đó bộ máy kinh doanh được đảm bảo hoạt động với hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ khi một công ty có sản phẩm tốt đến đâu nhưng lại sở hữu nguồn nhân lực chất lượng thấp thì khó có thể thành công.
3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực
Bên cạnh tuyển dụng cho mình những nhân sự phù hợp, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là điều cần thiết. Quá trình này giúp kích thích tinh thần, động lực làm việc cho nhân viên. Đặc biệt là giữ chân người lao động, nhân tài làm việc tại doanh nghiệp.
Tiêu chí về văn hóa, môi trường làm việc tại doanh nghiệp được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu để nhân sự đánh giá về doanh nghiệp. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, bạn không thể bỏ qua xây dựng các giá trị cơ bản như: giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa nội bộ,…
4. Đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên
Mọi hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên. Bất kỳ một nhân tài nào cũng sẽ không lựa chọn doanh nghiệp của bạn để làm việc lâu dài nếu như không giúp họ phát triển hơn.
Đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên chính là cách giúp doanh nghiệp phát triển chính mình. Nguồn nhân lực được phát huy hết khả năng, đẩy mạnh hiệu quả làm việc.
5. Xây dựng mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp cần phải được xây dựng mục tiêu rõ ràng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi và hạn chế các rủi ro. Bên cạnh đó đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá về nguồn nhân lực.
Hiệu suất làm việc của nhân viên phải được đánh giá qua các thang đo hoặc chỉ số nhất định. Dựa trên số lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian làm việc của nhân sự mà doanh nghiệp có thể xác định chi tiết về chất lượng nhân sự của mình.
6. Xây dựng chế độ khen thưởng, đãi ngộ
Không thể thiếu được quá trình xây dựng chế độ khen thưởng và đãi ngộ trong quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Đây được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực.
Những đóng góp, nỗ lực của nhân viên cần được công nhận để kích thích tinh thần làm việc. Nếu không họ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng làm việc cho tròn trách nhiệm và không hết mình vì công ty. Vậy nên doanh nghiệp nên đưa ra những chế độ khen thưởng, đãi ngộ cho nhân viên của mình dưới các hình thức như:
- Tiền mặt
- Bằng khen
- Thăng chức
- Tăng lương
- Thêm ngày nghỉ phép
- Tặng quà tặng/ dịch vụ…
Bài viết trên đã chia sẻ về vai trò cũng như các cách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Hãy ứng dụng ngay vào hoạt động kinh doanh của mình để có thể tận dụng tối đa nguồn lực nhân sự. Đừng quên sử dụng thêm phương pháp chấm công bằng camera ai để nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự nữa nhé.