Tác động đến 90% hiệu quả kinh doanh, quản trị nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Muốn vận hành tốt bộ máy kinh doanh, doanh nghiệp không thể bỏ qua xây dựng quy trình quản trị nhân sự. Vậy quy trình quản trị nhân sự là gì? Các bước xây dựng quy trình quản trị nhân như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời!
I. Quy trình quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay còn được gọi với tên tiếng anh là HR Management. Quản trị nhân sự thực chất là toàn bộ các hoạt động đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Bao gồm: quản lý, tuyển dụng, sử dụng, khai thác nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Muốn làm tốt được điều này, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình quy trình quản trị nhân sự phù hợp. Vậy quy trình quản trị nhân sự là gì?
Quy trình quản trị nhân sự là việc định rõ các bước hoặc tập tập các công việc phục vụ cho quá trình quản trị nhân sự theo một thứ tự nhất định. Hoạt động cần đảm bảo về sự thống nhất và mối liên quan mật thiết để tương trợ, phục vụ cho quá trình quản trị.
II. Xây dựng quy trình quản trị nhân sự để làm gì?
Xây dựng quy trình quản trị nhân sự là điều cần thiết doanh nghiệp cần thực hiện. Những lợi ích sau đây sẽ càng chứng minh cho nhận định trên:
- Nâng cao chất lượng và hiệu suất của nhân viên.
- Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh – nâng cao
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty, hạn chế những xung đột không đáng có.
- Hạn chế những rủi ro trong quá trình làm việc.
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và đồng nhất.
- Đo lường và đánh giá chính xác về nguồn nhân sự. Từ đó hỗ trợ đưa ra phương hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
III. 9 Bước xây dựng quy trình quản trị nhân sự hiệu quả
Tùy thuộc vào quy mô và nguồn lực của doanh nghiệp sẽ có những quy trình quản trị nhân sự khác nhau. Chỉ cần quy trình đó ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp thì đó được gọi là một quy trình phù hợp.
Theo tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thông thường quy trình quản trị nhân sự cơ bản sẽ gồm 9 bước như sau:
Bước 1. Hoạch định nguồn nhân lực
Doanh nghiệp của bạn đang có bao nhiêu nhân sự? Nhu cầu về nhân sự trong hiện tại và tương lai như thế nào? Mức độ mong muốn về chất lượng nguồn nhân lực so với thực tế đang như thế nào?
Bằng việc đặt vấn đề về chính doanh nghiệp của mình sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và xác định rõ mục tiêu rõ ràng. Từ đó đưa ra các chiến lược hành động để khai thác tối đa nguồn lực về con người.
Bước 2. Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp
Doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhân tài và nhận về nhiều phản hồi tích cực từ ứng viên nếu xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp. Đó cũng là cách gây ấn tượng của doanh nghiệp với nguồn nhân sự tương lai của mình. Quy trình quản trị nhân sự luôn kèm theo với quy trình tuyển dụng sau:
- Xác định nhu cầu tuyển dụng
- Lập kế hoạch tuyển dụng
- Phân tích công việc đang muốn tuyển dụng
- Xây dựng chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho vị trí cần tuyển
- Tìm kiếm và tiếp cận ứng viên
- Chọn lọc hồ sơ ứng viên
- Tổng hợp những hồ sơ của ứng viên phù hợp nhất
- Phỏng vấn (qua điện thoại và trực tiếp)
- Đánh giá năng lực và độ phù hợp của ứng viên
- Thông báo trúng tuyển và thời gian làm việc
- Tiếp đón ứng viên làm việc
Bước 3. Bản mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí
Đối với mọi vị trí làm việc đều cần phải có bản mô tả công việc rõ ràng. Khi đó cả nhân sự và nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi và nắm bắt tốt công việc được giao. Khả năng tập trung cũng như tiến độ hoàn thành công việc được đảm bảo. Đồng thời, giúp hạn chế các tình trạng chồng chéo công việc giữa các phòng ban, vị trí.
Ngoài ra, bản mô tả công việc phải dựa trên sự phù hợp với khả năng của nhân viên. Có như vậy doanh nghiệp mới khai thác và phát huy tối đa năng lực của nhân sự hiệu quả.
Bước 4. Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực
Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc hay ở lại cao hay thấp phụ thuộc lớn vào môi trường làm việc. Do đó, trong quy trình quản trị nhân sự của mình, nhà quản lý cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực như:
- Tăng cường các hoạt động nội bộ như sinh nhật, tiệc ngọt,…
- Tổ chức các chương trình lớn trong năm
- Xây dựng văn hóa lắng nghe – chia sẻ
- Trang trí văn phòng làm việc thân thiện, gần gũi
- Tổ chức giao lưu các phòng ban thường kỳ
- …
Bước 5: Xây dựng chế độ phúc lợi và lương thưởng
Mối quan tâm hàng đầu của đại đa số nhân sự là về cơ chế phúc lợi và lương thưởng. Hơn thế nữa, đây cũng chính là yếu tố có khả năng kích thích tinh thần làm việc của nhân viên to lớn. Ngoài việc chấp hành đúng theo quy định về lương thưởng, phúc lợi. Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức khen thưởng theo định kỳ với những thành viên có thành tích xuất sắc. Nhân sự vừa nhận được sự công nhận từ cấp trên vừa có thêm nhiều động lực để làm việc hơn.
Bước 6. Lập quy định rõ ràng về thời gian làm việc và nghỉ phép
Các quy định về thời gian làm việc, ngày nghỉ và nghỉ phép cần được xây dựng rõ ràng. Bất kỳ nhân sự trong công ty cũng đều phải nắm rõ và tuân thủ chấp hành. Nếu không có thể đưa ra các hình phạt hoặc nhắc nhở với những trường hợp vi phạm. Điều này giúp doanh nghiệp được có được trật tự và nề nếp làm việc chuyên nghiệp.
Giải pháp cho doanh nghiệp trong việc theo dõi thời gian làm việc của nhân viên chính xác nhất khi sử dụng phần mềm chấm công bằng khuôn mặt. Với khả năng chấm công chính xác theo thời gian và địa điểm chấm công qua camera AI, hoạt động quản lý nhân sự càng trở nên dễ dàng hơn.
Bước 7. Thiết lập chương trình đào tạo và phát triển cho nhân sự
Trong quy trình quản trị nhân sự không thể bỏ qua thiết lập chương trình đào tạo và phát triển cho nhân sự. Phát triển đội ngũ nhân sự hay chính là phát triển chính doanh nghiệp. Sở hữu một nguồn lực vững mạnh là hướng đi vững chắc nhất đi tới thành công. Doanh nghiệp sẽ giữ chân được nhân tài tại môi trường có khả năng phát triển mạnh mẽ.
Bước 8. Đánh giá hiệu quả công việc
Đánh giá hiệu quả công việc là bước cần thiết giúp nhà quản lý nhận biết về thực trạng của nguồn lực. Căn cứ vào những mục tiêu ban đầu và kết quả đạt được, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những kết luận chính xác về mức độ hoàn thành. Sau đó có những phương hướng thích hợp trong giai đoạn tiếp theo.
Bước 9. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, quan điểm, hành vi, niềm tin,… mà một doanh nghiệp thực hiện và hướng theo xuyên suốt hoạt động kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao uy tín, lòng tin của nhân viên.
Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt, nhà quản lý không thể bỏ qua các hoạt động sau:
- Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của công ty
- Xây dựng môi trường làm việc
- Nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên
- Tạo động lực và tinh thần làm việc
- Xây dựng chế độ phúc lợi và lương thưởng tốt
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với bạn đọc quy trình quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Hy vọng những nội dung trên hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!