Tại Việt Nam, làm việc theo giờ hành chính đã trở thành hình thức quen thuộc với các công ty, doanh nghiệp. Khi áp dụng khung giờ làm việc hành chính, người lao động sẽ chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định một ngày. Vậy giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là mấy giờ? Trong bài viết dưới đây, ViCheckin sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên. Theo dõi ngay nhé!
I. Giờ hành chính là gì?
Làm việc theo giờ hành chính, liệu bạn đã biết giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là mấy giờ? Giờ hành chính là thời gian làm việc được quy định trong các cơ quan của nhà nước hay của các đơn vị, doanh nghiệp. Thời gian làm việc hành chính này đã quá quen thuộc với những đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 điều 105 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ: “Người lao động làm việc không quá 08 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.”
Bên cạnh đó, trong khoản 2 của điều 105 trong bộ luật chỉ ra rằng: “Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.”
Hiểu đơn giản rằng khi làm việc theo giờ hành chính người lao động sẽ làm việc 8 tiếng/ ngày và 40 giờ/ tuần (chưa kể thời gian nghỉ trưa) và mọi cấp bậc trong công ty đều phải thực hiện theo.
II. Giờ hành chính là mấy giờ?
Quy định về giờ hành chính đã được Bộ luật lao động 2019 ban hành cụ thể trong điều 105. Về cơ bản tổng thời gian làm việc hành chính trong ngày của các công ty, doanh nghiệp là như nhau, đảm bảo đủ 8 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu ca làm việc và kết thúc ca làm việc không có quy định bắt buộc theo một khung giờ cụ thể nào. Tùy thuộc đơn vị doanh nghiệp thì thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm sẽ có những khung giờ cố định riêng.
Giờ hành chính là mấy giờ? Giờ hành chính từ mấy giờ đến mấy giờ? Có doanh nghiệp bắt đầu ca làm việc sáng từ 7h, 7h30, 8h, 8h30,… Và thời gian nghỉ trưa theo quy định của công ty. Phụ thuộc vào thời gian bắt đầu làm việc của ca sáng thì ca làm việc tiếp theo sẽ kết thúc cũng khác nhau. Doanh nghiệp sẽ theo dõi thời gian việc của người lao động qua hình thức chấm công.
Chú ý: Thời gian làm việc hành được nhà nước khuyến khích làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể làm việc cả thứ 7, Chủ nhật.
III. Số lượng ngày nghỉ phép năm và ngày nghỉ lễ của người làm giờ hành chính
Không chỉ quan tâm về giờ hành chính là mấy giờ, người lao động cũng thường rất quan tâm đến số lượng ngày nghỉ phép năm và ngày nghỉ lễ. Vậy đối với người làm giờ hành chính thì số ngày nghỉ phép năm và ngày nghỉ lễ như thế nào?
Đối với ngày nghỉ phép năm:
Theo điều 113 của Bộ luật Lao động quy định về chế độ nghỉ phép năm của người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp đủ 1 năm sẽ được hưởng quyền lợi như sau:
– Trong điều kiện thông thường thì người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc/ năm.
– Người lao động thuộc đối tượng chưa thành niên, khuyết tật, công việc có tính chất nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại được phép nghỉ tối đa 14 ngày/ năm.
– Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cao được phép nghỉ 16 ngày/ năm.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ thời gian 1 năm thì số ngày nghỉ của năm phụ thuộc theo số tháng làm việc. Còn số giờ làm việc hành chính không thay đổi theo quy định.
Khi người lao động nghỉ phép năm, mọi quyền lợi và lương thưởng đều được đảm bảo. Có nghĩa rằng người lao động vẫn được hưởng 100% tiền lương trong những ngày nghỉ phép năm đó. Thông thường các bộ phận quản trị nhân sự trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ đảm bảo những quyền lợi này cho người lao động.
Đối với ngày nghỉ lễ, Tết:
Tại điều 115 của Bộ luật lao động, bất kỳ người lao động nào cũng được hưởng quyền lợi nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương. Trong một năm, người lao động được nghỉ vào những ngày sau:
- Tết Dương Lịch (Ngày 1/1)
- Tết Âm Lịch
- Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Ngày 30/4)
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/3 âm lịch)
- Ngày quốc tế lao động (Ngày 1/5)
- Ngày Quốc Khánh 2/9
Thời gian nghỉ của những ngày trọng đại trong năm được liệt kê ở trên sẽ khác nhau qua từng năm. Thông báo chính thức sẽ được chính phủ công bố đến toàn thể người lao động và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm chỉnh và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
III. Quy định về thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính
Ngoài mối quan tâm về giờ hành chính là mấy giờ thì người lao động thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua về quy định thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính. Bộ Luật lao động 2019 đã nêu cụ thể trong điều 107 và Điều 1 tại Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15.
Doanh nghiệp được phép huy động người lao động làm thêm tối đa 300 giờ/ năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thỏa mãn được những điều kiện sau:
- Người lao động đồng thuận tăng ca.
- Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động cao và đặc thù kinh doanh như như sản xuất, gia công hàng dệt, may; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông…
Tuy nhiên, doanh nghiệp không được phép huy động người lao động làm thêm 300 giờ/ năm thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động thuộc độ tuổi 15 đến 18 tuổi.
- Người khuyết tật nhẹ suy giảm từ 51%, khuyết tật nặng và đặc biệt.
- Phụ nữ mang thai từ tháng 6 tháng (Nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).
- Phụ nữ đang có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, ViCheckin đã giúp bạn giải đáp về “giờ hành chính là mấy giờ” cũng như các nội dung liên quan đến giờ hành chính. Bất kỳ người lao động nào cũng cần nắm rõ về thời gian hành chính. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi cho mình. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.