Tin tức

Làm nhân sự là làm gì? 8 kỹ năng cần có khi làm nhân sự

Theo Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Lao động của Úc dự báo số lượng công việc quản lý nhân sự sẽ tăng 16,3% vào năm 2025. Mức độ quan tâm của công chúng về ngành nhân lực hay quản trị nhân lực cũng tăng cao. Vậy nhân sự là gì? Làm nhân sự là làm gì? Cùng ViCheckin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

I. Nhân sự là gì?

Nhân sự hay còn được gọi với tên tiếng anh là Human Resources, viết tắt là HR. Trong một bộ máy hoạt động của doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào thì nhân sự luôn giữ vai trọng. Để trả lời được câu hỏi “làm nhân sự là làm gì?” trước tiên bạn cần hiểu nhân sự là gì?

Những cá nhân, người lao động đang làm việc tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và tại mọi chức vụ, cấp bậc,… đều được gọi chung là nhân sự. Trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sẽ có một bộ phận thiết yếu là bộ phận nhân sự.  Theo đó, nhân sự còn được hiểu là bộ phận/ phòng ban trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Bộ phận này chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nguồn lực con người của doanh nghiệp.

II. Làm nhân sự là làm gì?

Hiểu được bản chất của “nhân sự là gì”, bạn đã có thể hình dung về những công việc khi làm trong ngành nhân sự. Nhưng để hiểu đầy đủ và chi tiết về công việc của người làm quản trị nhân sự thì không hề đơn giản. Để giải đáp giúp bạn đọc câu hỏi “làm nhân sự là làm gì? ViCheckin đã tổng hợp những công việc của người làm nhân sự ngay dưới đây. Tìm hiểu ngay! 

làm nhân sự là làm gì
Làm nhân sự là làm gì?

1. Tuyển dụng

Công việc của bất kỳ HR nào cũng cần thực hiện đó chính là tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp luôn biến động theo thời gian. Hoạt động tuyển dụng thực hiện khi doanh nghiệp cần: 

  • Mở rộng nguồn nhân lực: Doanh nghiệp xây dựng thêm phòng ban, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,… Do đó cần chiêu mộ thêm nhiều nhân tài, nhân sự. 
  • Thay thế hoặc bổ sung: Những vị trí làm việc còn trống của nhân viên nghỉ việc, nhân viên không phù hợp tại doanh nghiệp. 

Công tác “săn đầu người” của các HR muốn đảm bảo hiệu quả cao cần thực hiện theo quy trình. Bạn đọc tham khảo ngay quy trình tuyển dụng phổ biến được ứng dụng cho các doanh nghiệp sau: 

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng

Bước 3: Phân tích công việc và tìm kiếm ứng viên

Bước 4: Sàng lọc ứng viên

Bước 5: Phỏng vấn online và phỏng vấn trực tiếp

Bước 6: Đánh giá ứng viên

Bước 7: Thông báo kết quả phỏng vấn

Bước 8: Tiếp nhận ứng viên trúng tuyển

2. Lương thưởng và phúc lợi

Tiếp tục trả lời cho câu hỏi “làm nhân sự là làm gì?”, công việc lương thưởng và phúc lợi thuộc công tác của bộ phận nhân sự. Dễ thấy, các hoạt động theo dõi và quản lý nhân sự được bộ phận nhân sự đảm nhận. 

Dựa vào các hình thức chấm công hiện đại như chấm công bằng camera Ai, HR cần tổng hợp được số lượng chi tiết về ngày công, thời gian checkin và checkout của nhân sự,… Từ đó có các cơ sở để đưa ra chính sách lương thưởng. 

làm nhân sự là làm gì
Lương thưởng và phúc lợi

Hơn thế nữa, bộ phận nhân sự cần đảm bảo các quyền lợi cho người lao động. Các chính sách về đãi ngộ, bảo hiểm, thâm niên,… phải rõ ràng và minh bạch. Toàn bộ nhân lực tại đơn vị cần nắm rõ và hưởng đầy đủ theo chính sách. 

3. Mảng công việc hành chính

Giống với các công việc khác, làm nhân sự cũng có những công việc hành chính đặc thù riêng. Trong quản trị nhân sự sẽ có những công việc hành chính như: 

  • Quản lý hồ sơ và dữ liệu nhân sự công ty
  • Cập nhật hồ sơ nhân sự và các thông tin nội bộ khác
  • Chuẩn bị tài liệu, thông tin về nhân sự
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự như: quên chấm công, tiền lương,…
  • Lập chi phí và đề xuất nội bộ như chi phí sự kiện nội bộ, đề xuất trang trí văn phòng,…
  • Phối hợp tổ chức các sự kiện có liên quan như tiệc sinh nhật, tất niên,…

4. Đào tạo và phát triển

Đối với những nhân sự mới, HR có trách nhiệm triển khai thực hiện các buổi đào tạo cho nhân sự về các nội dung cơ bản gồm:

  • Đào tạo về văn hóa doanh nghiệp
  • Phổ biến về các quy định trong công ty
làm nhân sự là làm gì
Đào tạo và phát triển

Khi toàn bộ nhân lực đã nắm rõ những quy định, văn hóa của doanh nghiệp, nhà quản trị nhân sự tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển về chuyên môn và kỹ năng cho nhân sự. Đó có thể là do chính phòng nhân sự đào tạo hoặc kết hợp tổ chức với các phòng ban khác để đảm bảo cả về chất lẫn về lượng. 

II. Những kỹ năng cần có khi làm nhân sự

Câu hỏi “làm nhân sự là làm gì?” đã tìm được lời giải đáp. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra thắc mắc “Người làm nhân sự cần những kỹ năng gì?”.

Không chỉ riêng HR mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần những kỹ năng nhất định. Riêng với người làm nhân sự nhất định cần có những kỹ năng sau: 

  • Kỹ năng chuyên môn: Tương tự như các ngành nghề khác, ngành nhân sự cũng sẽ có những kỹ năng chuyên môn đặc thù. Kỹ năng này được xây dựng qua quá trình học tập và tích lũy trên giảng đường hoặc các trung tâm đào tạo chuyên biệt. 
  • Kỹ năng quan sát: Người làm nhân sự cần có góc nhìn khách quan, tổng thể, đa chiều để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định và đánh giá.
  • Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp: HR là người làm việc nhiều nhất với người lao động. Đặc biệt trong quá trình tuyển dụng, các kỹ năng lắng nghe và giao tiếp càng cần được nâng cao để thuyết phục và nâng cao uy tín trong mắt ứng viên. 
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Trong công việc luôn có những vấn đề khác nhau, người làm nhân sự cần nhanh nhạy trong cách xử lý tình huống. 
  • Kỹ năng thuyết phục và đàm phán: Ở phần II “làm nhân sự là làm gì?” trong bài viết có nêu người làm nhân sự xử lý thắc mắc của người lao động và tuyển dụng. Tại hai công việc này, kỹ năng thuyết phục và đàm phán giữ vai trò quan trọng để HR xử lý tốt công việc của mình. 
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Phòng nhân sự luôn liên kết giữa các phòng ban. Bởi vậy kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cần có ở mỗi HR. 
  • Kỹ năng nắm bắt tâm lý: Xác định tâm lý của nhân sự, ứng viên giúp người làm nhân sự dễ dàng hiểu đối tượng nhanh chóng. Các quyết định, hành vi được đưa ra với mục đích rõ và hiệu quả. 
  • Kỹ năng quản lý: HR là người quản lý và theo dõi toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Do đó, người làm nhân sự phải nâng cao kỹ năng quản lý. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp giúp bạn đọc về “làm nhân sự là làm gì” cũng như những kỹ năng cần thiết khi làm nhân sự. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành nhân sự. Nếu bạn có hứng thú trong ngành nhân sự thì đừng ngại ngần tìm hiểu nhé. Chúc bạn thành công! 

Bình luận

Chia sẻ bình luận của bạn về bài viết này
Gửi đánh giá của bạn

TIN LIÊN QUAN