Tin tức

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp có tác động lớn đến quá trình xây dựng thương hiệu cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng. Hiểu được điều này, các chủ doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng như thế nào? Câu trả lời sẽ được ViCheckin bật mí trong bài viết dưới đây! 

I. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp tại mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều điểm khác nhau. Ở đó sẽ mang những nét riêng của doanh nghiệp, không giống với những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng văn hóa đều tập trung xây dựng những giá trị sau:  

  • Thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng biệt của công ty.
  • Giá trị, tư tưởng, niềm tin của doanh nghiệp xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển. 
  • Văn hóa doanh nghiệp phải truyền tải được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đó có thể là giá trị tinh thần hay quan điểm giá trị của doanh nghiệp. 
xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và xuyên suốt trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa này có tác động trực tiếp đến tư tưởng, quan điểm, tình cảm của toàn doanh nghiệp. Bởi vậy, văn hóa doanh nghiệp hay còn được gọi là “chất riêng” của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp còn là nền móng để hỗ trợ vào quá trình quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. 

II. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một doanh nghiệp phát triển bền vững khi doanh nghiệp đó xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp. Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp được chứng minh rõ rệt nhất qua khả năng:  

  • Quản lý và điều phối công việc chuyên nghiệp: Các hoạt động được thực hiện theo các quy trình chuẩn mực nhất định. Doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát các phòng ban/ cá nhân. 
  • Kích thích động lực làm việc cho nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp có khả năng gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhân viên có thể định hướng và phát triển bản thân. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và tích cực.  
  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Dựa trên các khả năng gắn kết, quản lý, tạo động lực,… doanh nghiệp xây dựng nên giá trị riêng cho mình, tạo lợi thế cạnh tranh. Chất lượng nhân sự và hiệu quả hoạt động kinh doanh được đẩy mạnh tối đa. 

III. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững

Có thể thấy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hoạt động bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tập trung đẩy mạnh. Vậy làm thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hiệu quả? Trong nội dung dưới đây, ViCheckin sẽ chia sẻ với bạn đọc 7 phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. 

xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững

1. Xác định đâu là giá trị cốt lõi để phát triển

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi riêng của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi này sẽ là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện bản sắc riêng của doanh nghiệp. Nó sẽ là yếu tố xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hay chính là định hướng của doanh nghiệp trong tương lai để phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh. 

2. Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp vươn tới

Doanh nghiệp muốn mình đạt được những thành tựu gì trong tương lai? Trả lời được câu hỏi này, doanh nghiệp đã xây dựng cho mình tầm nhìn mà doanh nghiệp muốn vươn tới. 

Mọi hoạt động kinh doanh chỉ có ý nghĩa khi có mục tiêu và định hướng rõ ràng. Do đó, khi muốn xây dựng văn hóa, doanh nghiệp cũng cần xây dựng tầm nhìn trong tổ chức cụ thể và chi tiết như khi phát triển nguồn nhân lực

Trước những biến đổi của thị trường và xu hướng công nghệ, doanh nghiệp cần đưa ra những tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng đến. Tầm nhìn mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng về cơ bản đó sẽ là những điều tốt đẹp và có tính bền vững.

3. Xác định những yếu tố văn hóa doanh nghiệp cần thay đổi

Trong quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp nên có các hoạt động đánh giá nền văn hóa trong thực. Doanh nghiệp có thể nhìn nhận được những điểm phù hợp và những điểm cần thay đổi để tích cực hơn, hiệu quả hơn. Không nên quá cứng nhắc và rập khuôn văn hóa. 

xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xác định những yếu tố văn hóa doanh nghiệp cần thay đổi

4. Thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trong công ty

Nhân viên là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi tổ chức. Bên cạnh các hoạt động phát triển nhân sự, xây dựng môi trường làm việc thoải mái và thân thiện cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, không chỉ cần những kỹ năng và chuyên môn tốt mà còn cần sự đồng hành và đoàn kết. Mối quan hệ này cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành và ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.

5. Xây dựng kế hoạch hành động thực tế

Mọi hoạt động trên đều trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không xây dựng các kế hoạch thực tế. Một kế hoạch hoạch phát triển gồm các hạng mục sau: 

  • Mục tiêu
  • Hành động
  • Nội dung
  • Thời gian
  • Các mốc thời gian
  • Người chịu trách nhiệm
  • Cam kết
xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch hành động thực tế

Mỗi hoạt động cần phân loại theo mức độ cần thiết để điều phối nguồn lực phù hợp. Tập trung vào các hoạt động quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý về nguồn lực, nhân sự, thời gian để đảm bảo sự thành công của kế hoạch.

6. Tạo động lực để nhân viên thay đổi

Mọi thay đổi trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến nhân viên. Do đó, trong lúc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới tập trung vào khách hàng, chiến lược nhân sự cần giúp nhân viên hiểu rõ rằng sự thay đổi này sẽ mang lại lợi ích cho họ. Hãy cụ thể hóa bằng lộ trình công danh chi tiết cho từng vị trí làm việc tại doanh nghiệp. 

Việc động viên và khuyến khích nhân viên sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu họ hiểu rõ vai trò và có cơ hội đóng góp và xây dựng tương lai của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo động lực để mọi người hoàn thành công việc hiệu quả.

7. Đánh giá và duy trì giá trị cốt lõi

Văn hóa là yếu tố trường tồn trong mỗi tổ chức/ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình ấy doanh nghiệp cần có những đánh giá để điều hướng phù hợp. Nhất là thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp cần có những bước chuyển mình, tích hợp công nghệ trong quá trình xây dựng văn hóa. Phần mềm ViCheckin là giải pháp hàng đầu doanh nghiệp không nên bỏ qua. Sở hữu nhiều khả năng ưu việt, các hoạt động phát triển văn hóa của doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh nhờ: 

  • Quản lý nhân sự thông qua hệ thống trực tuyến dễ dàng
  • Phiên bản nâng cấp của chấm công thông qua camera Ai
  • Hỗ trợ PR nội bộ nhanh chóng
  • Chính sách khen thưởng, xây dựng động lực cho nhân sự kịp thời

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững cực hiệu quả. Song song là phương pháp hỗ trợ xây dựng văn hóa – quản lý nhân sự hiện đại. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Bình luận

Chia sẻ bình luận của bạn về bài viết này
Gửi đánh giá của bạn

TIN LIÊN QUAN