Tin tức

Onboard trong nhân sự là gì? Quy trình onboard hiệu quả

Onboard trong nhân sự là gì? Quy trình onboard hiệu quả gồm những bước nào? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay bài viết dưới đây. ViCheckin sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan về Onboard trong nhân sự cũng như quy trình Onboard hiệu quả nhất hiện nay.

I. Onboard trong nhân sự là gì?

Bên cạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh Onboard. Các hoạt động Onboard thường xuyên được doanh nghiệp thực hiện khi có các nhân sự mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra mình đang thực hiện Onboard. Vậy onboard trong nhân sự là gì? Các hoạt động trong onboard là gì? 

onboard trong nhân sự là gì
Onboard trong nhân sự là gì?

Bản chất Onboard trong nhân sự thực chất là công tác đào tạo, giới thiệu nhân viên mới của doanh nghiệp. Nhà quản trị nhân sự sẽ tổ chức các hoạt động giúp người mới làm quen với môi trường làm việc cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Các hoạt động dễ thấy như: giới thiệu tên, tuổi giữa các thành viên trong công ty với thành viên mới, tổ chức buổi gặp gỡ làm quen,…

Đó là cách hiệu quả để nhân sự mới hòa nhập với các đồng nghiệp trong công ty và làm việc thoải mái hơn. Hơn thế nữa, onboard trong nhân sự còn là cơ sở thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân sự. Cụ thể về lợi ích của onboard trong nhân sự, mời bạn đọc theo dõi trong phần tiếp theo. 

II. Lợi ích của Onboard trong nhân sự

Onboard được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả trong hoạt động quản trị nhân sự. Những lợi ích của onboard trong nhân sự dưới đây càng khẳng định về sự cần thiết của nó đối với doanh nghiệp: 

– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bằng việc đưa onboard vào trong nhân sự, mọi nhân viên mới và nhân viên cũ đều hình thành được thói quen. Khi đó, tạo nên một văn hóa chào đón nhân viên mới, tạo thiện cảm với nhân viên mới nhanh chóng. 

– Xây dựng môi trường làm việc thân thiện:

 Môi trường thân thiện mà ở đó các thành viên có sự kết nối với nhau. Các thành viên có sự gắn kết với nhau trong quan điểm, suy nghĩ hay bất kỳ điểm chung nào. Sức mạnh của doanh nghiệp không phải đến từ cá nhân mà nó đến tự sự đoàn kết bền chặt của từng thành viên.  

– Tiết kiệm chi phí và thời gian

Nhân sự mới thường mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể làm quen với môi trường và ổn định công việc. Quá trình làm quen càng nhanh thì tốc độ tiếp thu và hoàn thành công việc càng nhanh. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động onboard thì thời gian làm quen với công việc của nhân sự mới sẽ giảm bớt. Đồng nghĩa rằng, chi phí đầu tư cho nhân sự mới đó cũng sẽ giảm bớt.

onboard trong nhân sự là gì
Lợi ích của onboard trong nhân sự là gì?

– Thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên cũ và nhân viên mới:  

Thông qua các hoạt động giao lưu và kết nối, các thành viên có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều hơn. Mối quan hệ giữa các nhân viên trở nên gần gũi hơn, thuận tiện cho quá trình trao đổi công việc. 

– Tạo quy trình tuyển dụng và đào tạo đồng bộ

Kết hợp bước làm quen nhân viên cũ với nhân viên cũ giúp nâng cao sự chuyên nghiệp trong quy trình tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp. Lần lượt các thành viên mới được làm quen dễ dàng với sự kết hợp của nhân sự cũ. 

– Tạo tương tác giữa nhân viên

Thông thường, nhân sự mới thường khá rụt rè và ít giao tiếp với những nhân sự mới. Chính vì vậy, onboard là cơ hội để nhân sự mới có thể giao lưu, kết nối với nhân sự cũ để mở lòng hơn. 

III. Quy trình onboard hiệu quả

Theo các cách đón tiếp nhân sự mới thông thường, các doanh nghiệp chỉ đơn giản dừng lại ở việc giới thiệu nhân sự với các phòng ban về các thông tin cá nhân cơ bản. Mọi tương tác chỉ dừng lại ở một phía người mới. Điều này rất dễ gây nên tình trạng ngại ngùng và không tự nhiên giữa mọi người. Vậy nên doanh nghiệp cần có một quy trình onboard hiệu quả sau:

Ngày đầu tiên: Đón tiếp và tổ chức các hoạt động giao lưu làm quen

Doanh nghiệp cần giúp nhân viên mới làm quen với môi trường và đồng nghiệp trong ngày đầu tiên làm việc. Các vấn đề về chất lượng công việc chưa thực sự là mối quan tâm hàng đầu. Những hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện trong thời gian này: 

  • Gửi thông báo
  • Chia sẻ và trò chuyện đơn giản
  • Tổ chức các bữa tiệc nhỏ 
  • Ăn trưa cùng nhau
  • Làm việc theo nhóm
onboard trong nhân sự là gì
Đón tiếp và tổ chức các hoạt động giao lưu làm quen

Trong 1 tháng tiếp theo: Tổ chức các hoạt động nội bộ và đào tạo

Bước tiếp theo trong quy trình onboard là tổ chức các hoạt động nội bộ và đào tạo. Trong đó đào tạo về văn hóa doanh nghiệp và quy định công ty là điều không thể bỏ qua. Người lao động mới cần hiểu về doanh nghiệp. Có như vậy mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động mới được thắt chặt. Nhân sự mới sẽ có nhiều thiện cảm về doanh nghiệp. Từ đó các tình trạng như nghỉ việc, làm việc thiếu trách nghiệm,… được giảm thiểu. 

Thời gian tiếp theo: Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp với nhân sự mới

Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động làm quen và phổ cập những nội dung cần thiết về quy định và văn hóa công ty thì chưa đủ. Có những nhân sự mới đã có sẵn kinh nghiệm nhưng cũng có nhân sự mới chưa có kinh nghiệm. Tất cả cần được xây dựng lộ trình phù hợp để phát triển. Bởi doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh khi và chỉ khi xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp giúp bạn đọc câu hỏi “onboard trong nhân sự là gì?” cũng như quy trình onboard hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn. Đặc biệt là các doanh nghiệp/ người làm nhân sự, đừng quên đẩy mạnh các hoạt động onboard để đẩy mạnh nguồn lực nhân sự của mình nhé! 

Bình luận

Chia sẻ bình luận của bạn về bài viết này
Gửi đánh giá của bạn

TIN LIÊN QUAN