Kỷ nguyên số 4.0 là bước chuyển mình nhu cầu về nhân sự giá rẻ sang nhân sự chất lượng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực mới có thể nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh. Vậy phát triển nguồn nhân lực là gì? Vai trò và chính sách phát triển như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I. Phát triển nguồn nhân lực là gì?
Trước khi tìm hiểu về vai trò và chính sách phát triển nguồn nhân lực, bạn đọc cần trả lời được “Phát triển nguồn nhân lực là gì?”.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao chất lượng nhân sự toàn diện cả về năng lực, phẩm chất cũng như kỹ năng. Thông qua các hoạt động như đào tạo, huấn luyện, xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp,… doanh nghiệp có thể khai thác và phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
>> Xem thêm: Onboard trong nhân sự là gì? Quy trình onboard hiệu quả
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để phát triển nguồn nhân lực. Dưới đây là 3 phương pháp chính được đại đa số doanh nghiệp áp dụng hiệu quả nhất hiện nay:
- Giáo dục: Mỗi nhân sự làm việc tại doanh nghiệp cần hiểu rõ về công việc tại vị trí người đó đảm nhận. Do đó, bước cơ bản nhất trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực là giáo dục. Hiểu đơn giản là quá trình doanh nghiệp bổ cập những thông tin, yêu cầu và tổ chức huấn luyện những kỹ năng cơ bản và cần thiết cho nhân sự.
- Đào tạo: Tập trung vào đào tạo các kỹ năng chuyên môn phục vụ cho các công việc chính. Mục đích của hoạt động này giúp người lao động nắm vững kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ để làm việc hiệu quả hơn.
- Phát triển: Đây là quá trình mở rộng và nâng cao trình độ của nhân sự. Bên cạnh đào tạo về chuyên môn, doanh nghiệp có thể đưa ra các lộ trình phát triển nâng cao ngoài phạm vi công việc. Thúc đẩy sự phát triển tư duy và nội lực của nhân sự là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
- Xây dựng môi trường: Môi trường làm việc ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhân viên. Một môi trường làm việc tích cực, động lực và đội nhóm sẽ thúc đẩy nhân sự tiến bộ hơn mỗi ngày. Doanh nghiệp có thể xây dựng môi trường qua các hoạt động như xây dựng các chính sách, quy trình và hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, văn hóa làm việc tích cực và sáng tạo,…
II. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
Có thể thấy, doanh nghiệp là người triển khai các hoạt động phát triển đến nguồn nhân lực. Quá trình này tác động đến cả doanh nghiệp và người lao động. Vậy vai trò trong từng đối tượng là gì? Mời bạn đọc theo dõi ngay nội dung dưới đây.
1. Đối với doanh nghiệp
Trên phương diện của doanh nghiệp – người đứng đầu triển khai các hoạt động thì phát triển nguồn nhân lực có vai trò gì? Dưới đây là những vai trò chính của phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao hiệu suất lao động: Phát triển nhân sự giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động. Mọi hoạt động kinh doanh từ đó cũng nhanh chóng và chất lượng hơn. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các mục tiêu kinh doanh hiệu quả.
- Tạo dựng môi trường làm việc sáng tạo và tích cực: Bên cạnh khai thác tối đa năng lực của nhân sự, các hoạt động thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài cũng được tăng cao. Mức độ uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp được công nhận từ phía khách hàng và người lao động.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: Phát triển nguồn nhân lực hay chính là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải phát triển chất lượng nhân sự. Bên cạnh đó tích hợp thực hiện song song chuyển đổi số trong quản trị nhân sự.
2. Đối với người lao động
Phát triển nhân lực có mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và người lao động. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với người lao động cụ thể như sau:
- Nâng cao trình độ và năng lực: Người lao động có cơ hội phát triển bản thân về các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện cho người lao động làm việc tiến bộ và dễ dàng hơn.
- Nâng cao khả năng thăng tiến: Các chính sách thăng tiến và lương thưởng tại các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên năng lực. Do đó, khi người lao động được phát triển họ sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp.
- Môi trường làm việc công bằng và sáng tạo: Năng lực và tinh thần làm việc được quyết định mạnh mẽ bởi môi trường làm việc. Môi trường làm việc công bằng và sáng tạo giúp người lao động phát huy năng lực nhanh chóng.
III. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 2023
Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đẩy mạnh. Đây cũng là một trong các bước của quy trình quản trị nhân sự. Các chính sách phát triển cũng cần được đảm bảo dựa trên sự phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp.
1. Cần đảm bảo số lượng cũng như cơ cấu thích hợp
Hiệu quả của các hoạt động phát triển nhân lực sẽ phát huy khi doanh nghiệp đảm bảo về số lượng, chất lượng và phù hợp. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và thực trạng năng lực nhân sự tại doanh nghiệp để đưa ra các chính sách phù hợp nhất. Sự phù hợp là yếu tố hàng đầu doanh nghiệp cần chú trọng.
Phát triển nguồn nhân lực không có nghĩa là phát triển đồng bộ đến tất cả nhân sự tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nên lạm dụng hoạt động này bởi nó rất dễ gây nên tình trạng dư thừa so với nhu cầu. Việc phát triển quá ít cũng gây trở ngại khi khai thác nguồn lực. Chính vì vậy, các hoạt động cần dựa trên năng lực và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các hoạt động phát triển.
2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực
Xác định rõ ràng về lộ trình phát triển của nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Căn cứ vào những đánh giá và phân tích ban đầu, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau để đưa ra các hoạt động phát triển phù hợp?
- Đối tượng đó là ai? Thuộc phòng ban nào? Chức vụ là gì?
- Nguồn nhân lực cần phát triển những gì? Điểm nào cần phát triển?
- Nhu cầu phát triển là gì? Điều đó có cần thiết hay không?
- Nếu phát triển nguồn nhân lực thì phát triển những gì?
- Các hoạt động phát triển như thế nào? Thời gian trong bao lâu?
3. Nâng cao động lực của người lao động
Mọi hoạt động đều trở nên vô nghĩa nếu như doanh nghiệp không nâng cao được động lực cho nhân viên. Đó là cơ sở nâng cao tác phong và phẩm chất của người lao động. Hiểu đơn giản rằng doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân sự sao cho đó là đội ngũ làm việc có ý thức kỷ luật cao, hợp tác, đam mê với công việc, năng động trong công việc, thích nghi với công việc tốt cùng nhiều yếu tố có liên quan khác.
Gắn sự phát triển của doanh nghiệp cùng sự phát triển của người lao động là hướng đi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên hướng đến. Chỉ có như vậy người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ phát huy hết khả năng và cống hiến hết sức mình.
4. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
Phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng là nội dung căn bản trong phát triển nguồn nhân lực. Mục đích cuối cùng của các hoạt động phát triển thường nhắm đến phát huy năng lực của người lao động. Khi đã năng vững kỹ năng chuyên môn, hiệu suất làm việc của nhân lực mới tăng cao. Hơn thế nữa, đó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các bước phát triển nâng cao hơn.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0 càng thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc lớn vào năng lực của doanh nghiệp hay chính là năng lực của nguồn nhân lực.